TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Cách đây 23 năm (vào năm 2002), Hội Nhà văn Việt Nam có sáng kiến lấy ngày Nguyên Tiêu làm ngày thơ Việt Nam với mục đích tôn vinh thơ ca và các thi sĩ trong đời sống văn hóa của đất nước.
Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, lúc 20h00 ngày 12/02/2025 (Rằm tháng giêng) Ban tổ chức Festival Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI THƠ HUẾ NGUYÊN TIÊU 2025 với chủ đề BÀI CA QUÊ HƯƠNG.
Một đêm thơ đầy cảm xúc giữa không gian cổ kính, hòa quyện cùng những vần thơ sâu lắng và nghệ thuật trình diễn đặc sắc! Chương trình được tổ chức tại tại Cung Trường Sanh, Đại Nội và được Livestream trên các nền tảng số, fanpage Trung tâm và website https://hueworldheritage.org.vn/
8h00: Tiết mục mở màn với ca khúc Mùa xuân nho nhỏ Biễu diễn bởi Thanh Lan và nhóm múa
8h10: Ông Trương Quý Mẫn lên điều hành trò chơi thả thơ - một thú chơi tao nhã của giới nho sĩ, quý tộc ngày xưa ở Kinh Đô Huế.
8h14: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Nguyên Tiêu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Biễu diễn bởi NSND Bạch Hạc và nhóm hoạt cảnh
8h22: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Thượng Nguyên tịch ngoạn nguyệt (Ngắm trăng đêm rằm Tháng Giêng) của vua Thành Thái và bài thơ Hương Giang hiểu phiếm của vua Thiệu Trị được biễu diễn bởi NS Kim Tuyến và NS Anh Đào
8h30: Công bố và trao giải thưởng cho những người dân, du khách chiến thắng trong trò chơi thả thơ
8h37: Tiết mục chầu văn Hải Vân Quan phỏng thơ Nguyễn Trọng Cẩn, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Bích San được Biễu diễn bởi NSƯT Phong Thủy và nhóm múa
8h44: Tiết mục diễn ngâm trích đoạn Bài thơ “Bài ca quê hương” cuả Tố Hữu được biễu diễn bởi NSƯT Hoàng Hằng
8h53: Tiết mục đọc bài thơ Thưa Mẹ, trái tim của Trần Quang Long được biễu diễn bởi NSƯT Thế Tuệ
9h00: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Tuổi Huế trong ta của Hải Bằng được biễu diễn bởi NSƯT Mai Lê
9h08: Tiết mục biểu diễn ca khúc Hà Nội – Huế - Sài Gòn (của nhạc sĩ Hoàng Vân) được biễu diễn bởi tốp ca nam nữ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế
9h16: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Huế vẫn dễ thương của Hồ Đắc Thiếu Anh được biễu diễn bởi NSƯT Phong Thủy
9h23: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Màu Huế của Trương Nam Hương được biễu diễn bởi NSƯT Ngọc Linh
9h28: Tiết mục diễn ngâm bài thơ Nếu như chẳng có sông Hương của Huy Tập được biễu diễn bởi NS Kim Tuyến
9h35: Tiết mục Liên khúc Mùa chim én bay (Hoàng Hiệp – thơ Diệp Minh Tuyền) và Tình Ca mùa xuân (Trần Hoàn – thơ Nguyễn Loan)
Chương trình kết thúc, xin cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi chương trình